Cấu hình NIC Teaming trên Windows Server 2012 R2
NIC Teaming là gì?
NIC teaming là một tính năng bắt đầu được microsoft tích hợp từ phiên bản Windows Server 2012, có ý nghĩa tương tự với bonding, balancing và aggregation, nó cho phép chúng ta gộp nhiều card mạng lại với nhau để tăng hiệu xuất truyền dữ liệu và tăng khả năng chịu lỗi.
Với NIC teaming chúng ta có thể gom nhiều card mạng của server lại thành 1, nhằm tăng băng thông, tăng tính chịu lỗi như card mạng bị hỏng,… mà không làm gián đoạn việc kết nối đến server.
Với NIC teaming chúng ta có thể gom tới 32 card mạng vật lý thành 1 hoặc nhiều nhóm card mạng ảo
Yêu cầu về card mạng
- Tối thiểu 2 card mạng , tối đa 32 card mạng
- Không hỗ trợ Kernel debug network adapter (KDNIC).
- Không sử dụng Card mạng dùng để boot qua mạng.
- Card mạng phải là Ethernet, không hỗ trợ WWAN, WLAN/Wi-Fi, Bluetooth, and Infiniband, including Internet Protocol over Infiniband (IPoIB) NICs.
- Với trường hợp sử dụng Hyper V tham khảo thêm tại trang chủ microsoft
Lưu ý khi sử dụng NIC Teaming
Các tuỳ chọn khi cấu hình NIC teaming
Teaming mode
- Static Teaming : yêu cầu cấu hình trên cả switch và máy chủ để xác định các liên kết liên kết tạo thành nhóm. Không cần thêm giao thức để hỗ trợ switch và máy chủ trong việc xác định đường truyền và xác định các lỗi trong quá trình thiết lập.
Yêu cầu các card mạng phải kết nối cùng một switch hoặc một multi-chassis switch
Chế độ này được sử dụng nhiều trong việc chia tải giữa các card mạng trong hệ thống, tăng băng thông - Switch Independent : các card mạng được kết nối vào các switch khác nhau, cung cấp các đường truyền dự phòng cho server
- LACP (Link Aggregation Control Protocol) :Khác với Static Teaming, LACP tự động xác định các liên kết được kết nối giữa máy chủ và switch, yêu cầu phải hỗ trơ LACP
Load balancing mode
Chế độ cân bằng tải, có 3 chế độ sau
- Address Hash: chế độ này tạo ra một hàm băm dựa trên các thành phần địa chỉ của packet, sau đó được gán cho một trong các bộ adapters có sẵn
- Hyper-V Port: sử dụng khi server chạy hyper V
- Dynamic: tải phân phối dựa trên hàm băm của các cổng TCP và địa chỉ IP.
Nói chung khi sử dụng NIC teaming cho server vật lý không sử dụng Hyper V thì chúng ta chọn chế độ Address Hash hoặc Dynamic. Tuy nhiên Dynamic có hiệu suất cao hơn trong việc cân bằng tải
Với Địa chỉ Hash, mỗi khi phát hiện ra một luồng mới, luồng mới được gán tĩnh cho một thành viên trong nhóm. Sau khi được chỉ định, một luồng sẽ không bao giờ di chuyển giữa các thành viên của nhóm card mạng. Vì vậy, có thể một số luồng rất lớn cho tất cả các thành viên trong cùng một nhóm, trong khi các thành viên khác trong nhóm có ít lưu lượng truy cập. Điều này có thể dẫn đến các gói bị trì hoãn hoặc giảm cho những thành viên được sử dụng này.
Với Dynamic thuật toán sẽ tự động cân bằng lại luồng cho thành viên nhóm khác nếu thích hợp. Trong một số trường hợp, thuật toán cũng có thể định kỳ cân bằng lại các luồng không chứa bất kỳ luồng nào. Do đó, mối quan hệ giữa luồng TCP và thành viên nhóm có thể thay đổi bất cứ lúc nào vì thuật toán dynamic balancing hoạt động để cân bằng khối lượng công việc của các thành viên trong nhóm.
Có một ngoại lệ đó là đó là trường hợp NIC teaming chỉ có 2 card mạng chạy chế độ standby/ active thì sử dụng Address hash sẽ cho hiệu suất cao hơn
Standby Adapter
Khả năng dự phòng
Nếu chọn Non (all adapters Active) : tất cả các card mạng đều active và chạy Load Balancing
Nếu chúng ta chọn 1 card mạng bất kỳ thì Card mạng đó chạy chế độ standby (Dự phòng), còn card còn lại là active, khi card active bị lỗi thì card kia sẽ chuyển sang active thường tuỳ chọn này sử dụng khi chỉ có 2 card mạng, và chúng ta muốn dùng tính năng Fault Tolerance
Xem thêm về NIC teaming tại đây https://docs.microsoft.com/en-us/windows-server/networking/technologies/nic-teaming/nic-teaming-settings
Hướng dẫn cấu hình NIC Teaming trên Windows Server 2012 R2
Tuỳ vào nhu cầu mà chúng ta sẽ thiết lập các tuỳ chọn khi cấu hình NIC Teaming cho phù hơp
Xem video hướng dẫn cấu hình NIC Teaming trên windows server 2012 R2
Theo khuyến nghị chúng ta nên sử dụng NIC Teaming cho mục đích load balancing